PED: Bệnh tiêu chảy cấp trên lợn

Nội dung chính

Dịch bệnh tiêu chảy cấp tính trên lợn – PED (Porcine Epidemic Diarroea) đã gây ra một tác động không thể phủ nhận đối với ngành chăn nuôi lợn toàn cầu. Sự lây lan nhanh chóng của virus này đã tạo ra những biến đổi nghiêm trọng trong ngành chăn nuôi và gây thiệt hại kinh tế lớn cho người chăn nuôi.

Bài viết này nhằm mục đích cung cấp một cái nhìn toàn diện về PED, từ việc hiểu rõ về virus gây bệnh đến các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát. Hiểu rõ sâu hơn về tầm ảnh hưởng của PED và các biện pháp phòng ngừa sẽ thúc đẩy nỗ lực cộng đồng và người chăn nuôi nói riêng hướng tới việc kiểm soát và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh này.

1. PEDV (Porcine Epidemic Diarroea Virus) – Virus gây bệnh tiêu chảy cấp ở lợn

1.1. Đặc điểm dịch bệnh tiêu chảy cấp tính trên lợn – PED

Dịch bệnh tiêu chảy cấp tính trên lợn – PED (Porcine Epidemic Diarroea) do Coronavirus gây ra, với khả năng lây lan nhanh và gây tỉ lệ chết cao trên lợn, đặc biệt là lợn con theo mẹ. Lợn con từ 0-5 ngày tuổi mắc bệnh có tỉ lệ chết lên đến 100%, lợn con trên 7 ngày tuổi mắc bệnh tỉ lệ chết 30-50%, gây thiệt hại kinh tế lớn cho người chăn nuôi.

PED lần đầu tiên được phát hiện ở Anh vào năm 1971, và chủng đầu tiên (CV777) được phân lập vào năm 1978 ở Bỉ. Kể từ tháng 10 năm 2010, sự xuất hiện của các chủng PEDv mới đã gây ra dịch bệnh nghiêm trọng ở Trung Quốc. Ngoài Trung Quốc, chúng nhanh chóng lan rộng ra hơn 38 tiểu bang ở Hoa Kỳ sau đợt bùng phát đầu tiên vào tháng 5 năm 2013. Nhật Bản, Canada, Mexico và Colombia cũng đã trải qua các đợt bùng phát dịch liên tiếp, gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cho ngành chăn nuôi lợn toàn cầu.

Bệnh diễn ra khi có virus PED tấn công vào hệ nhung mao thành ruột làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng và gây mất nước, dẫn đến lợn bị tiêu chảy, đặc biệt lợn con thường bị tiêu chảy cấp tính và chết nhanh. PEDV thường xâm nhiễm với lợn nuôi trong điều kiện chuồng trại ẩm ướt, lạnh, bẩn, lợn con chưa được tiêm sắt, lợn mẹ chưa được tiêm phòng đầy đủ.

1.2. Con đường lây lan của virus PED và các triệu chứng lâm sàng của lợn bệnh

Bệnh lây lan và phát dịch nhanh chóng, có thể lây truyền trực tiếp từ lợn ốm sang lợn khỏe (qua phân, dịch tiết…) và lây lan gián tiếp qua phương tiện vận chuyển, đặc biệt là xe và người ra vào mua bán lợn tại trại, qua thức ăn, nước uống nhiễm mầm bệnh virus PED. Sau khi xâm nhập qua đường tiêu hóa, virus PED tăng lên nhanh ở ruột non, ăn mòn lớp nhung mao ruột, làm cho ruột mỏng dần, xuất huyết, lợn không tiêu hóa được thức ăn.

Sau khi virus xâm nhập vào sau 18-24 giờ đã có biểu hiện lâm sàng trên đàn lợn, như lợn con theo mẹ bú ít hoặc bỏ bú. Lợn con bị tiêu chảy cấp, phân lỏng, mùi tanh, phân màu trắng đục hoặc vàng nhạt, phân dính bết ở hậu môn. Lợn có hiện tượng nôn mửa do sữa không tiêu, lợn con bỏ bú, mất nước, thân nhiệt giảm nên hay có hiện tượng nằm lên bụng lợn mẹ.

Bên cạnh việc lây lan nhanh và gây tỉ lệ chết cao ở đàn lợn nuôi, vì bệnh PED do virus gây ra nên điều trị bằng kháng sinh là không thể. Không những thế, virus PED tồn tại lâu trong môi trường và chất thải chăn nuôi, gây hiện tượng lưu cữu mầm bệnh trong đất, nước và khu vực chăn nuôi. Tuy nhiên virus PED lại dễ bị tiêu diệt bởi ánh sáng và chất sát trùng. Vì vậy, công tác vệ sinh và khử trùng chuồng trại, môi trường chăn nuôi là khâu rất quan trọng trong phòng chống dịch bệnh này.

Hình 1: (A) Ổ lợn bị PED tiêu chảy, gầy đét; (B) Lợn cao tiêu chảy dữ dội (nước) điể hình; (C) Lợn con nôn dịch vàng-trắng (sữa không tiêu); (D) Ruột trương, thành mỏng, trong, chứa toàn nước vàng nhạt; (E) Niêm mạc và hệ lọng nhung ruột non bị tổn thương nặng nề; (F) Sung huyết màng nhầy và thoái hóa, hoại tử và bong tróc tế bào niêm mạc lông nhung ruột.
Hình 1: (A) Ổ lợn bị PED tiêu chảy, gầy đét; (B) Lợn cao tiêu chảy dữ dội (nước) điể hình; (C) Lợn con nôn dịch vàng-trắng (sữa không tiêu); (D) Ruột trương, thành mỏng, trong, chứa toàn nước vàng nhạt; (E) Niêm mạc và hệ lọng nhung ruột non bị tổn thương nặng nề; (F) Sung huyết màng nhầy và thoái hóa, hoại tử và bong tróc tế bào niêm mạc lông nhung ruột.

2. Các phương pháp chẩn đoán bệnh PED trên lợn

2.1. Chẩn đoán qua dấu hiệu lâm sàng

Các triệu chứng lâm sàng của lợn bệnh nhiễm PEDV bao gồm:
– Lợn con bú ít hoặc bỏ bú.
– Lợn con bị tiêu chảy cấp, phân lỏng, mùi tanh, phân màu trắng đục hoặc vàng nhạt, phân dính bết ở hậu môn.
– Lợn có hiện tượng nôn mửa do sữa không tiêu, lợn con bỏ bú, mất nước, thân nhiệt giảm.

Hiện nay, các dấu hiệu lâm sàng có thể giúp chẩn đoán sơ lược. Tuy nhiên, biểu hiện lâm sàng của nhiễm vi-rút PED ở lợn có thể thay đổi về mức độ nghiêm trọng của nó và không có thể phân biệt với các tác nhân bệnh khác gây bệnh đường tiêu hóa gây ra bởi rotavirus, vi khuẩn (Clostridium spp., E. coli, Salmonella spp., Brachyspira spp., Lawsonia nội bào, vv) hoặc do ký sinh trùng (Isospora suis, Cryptosporidium spp, tuyến trùng, v.v.).

Ngoài ra, bệnh tích mô học khi giải phẫu lợn chết do nhiễm virus PED cấp tính cho thấy sự tương tự và không thể phân biệt được với bệnh TGE (Transmissible Gastro Enteritis), bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm. Do đó, cần dùng các kĩ thuật trong phòng thí nghiệm như xét nhiệm miễn dịch hoặc PCR/real-time PCR để xác định chính xác tác nhân bệnh và có phương pháp xử lý đúng nhất.

2.2. Chẩn đoán phân biệt với các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm

Sử dụng các dạng mẫu như phân tươi, dịch miệng, ruột non, huyết thanh có thể được sử dụng để xác định sự hiện diện của kháng thể, ứng dụng các kĩ thuật trong phòng thí nghiệm để xác định tác nhân, như:

Phản ứng chuỗi polymerase sao chép ngược (RT-PCR), hoặc tổng hợp theo thời gian thực (Real-time RT-PCR)

Phương pháp được sử dụng để phát hiện vật liệu di truyền của virus trong đa dạng loại mẫu. Phát hiện được sự tồn tại của virus PED trước khi virus gây ra triệu chứng rõ ràng cho vật nuôi. Phương pháp yêu cầu tách chiết mẫu RNA virus từ mẫu dịch phết trực tràng, mẫu phân và mô hỗng tràng, mẫu môi trường chuồng trại rồi chạy RT-PCR hoặc real-time RT-PCR.Tham khảo bộ kit Tách chiết RNA và Real-time PCR chẩn đoán PEDV bên dưới:

  • Kit tách chiết DNA/RNA:

TopPURE® Genomic DNA/RNA extraction kit (HI-112) sử dụng cho mẫu mô
TopPURE® Fluid viral extraction kit (HI-712) sử dụng cho mẫu dịch phết, mẫu môi trường
TopPURE® Stool DNA extraction kit (HI-192) sử dụng cho mẫu phân

Hình 2. Kit Tách chiết nucleic acid sản xuất từ Công ty TNHH Giải pháp Y Sinh ABT
Hình 2. Kit Tách chiết nucleic acid sản xuất từ Công ty TNHH Giải pháp Y Sinh ABT
  • Kit Real-time PCR:

TopSPEC® PEDV One-step RT-qPCR KIT (SQV-110)  phát hiện tác nhân PEDV – N gene gây bệnh tiêu chảy cấp trên lợn bằng kỹ thuật Real-time PCR

Hình 3. Kit Real-time PCR sản xuất từ Công ty TNHH Giải pháp Y Sinh ABT
Hình 3. Kit Real-time PCR sản xuất từ Công ty TNHH Giải pháp Y Sinh ABT

Hấp thụ miễn dịch liên kết enzyme kháng nguyên (ELISA)

Phát hiện sự có mặt của virus PED thông qua sử dụng kháng thể PEDV phát huỳnh quang

Hóa mô miễn dịch (IHC) phát hiện kháng nguyên

Xác định chọn lọc kháng nguyên PEDV trong tế bào của một mẫu mô hỗng tràng nhờ nguyên tắc kháng nguyên gắn đặc hiệu với kháng thể

Hoặc dùng xét nghiệm huyết thanh học để xác định kháng thể trong mẫu huyết thanh heo bệnh kháng lại PEDV, nhờ nguyên tắc kháng nguyên gắn đặc hiệu với kháng thể như:

Phương pháp ELISA xét nghiệm kháng thể

Hóa mô miễn dịch (IHC) phát hiện kháng nguyên

Trung hòa huyết thanh

3. Biện pháp phòng ngừa PED

Để kiểm soát và phòng ngừa virus PED, cần phải thực hiện theo các điều sau:

Vì đây là bệnh do virus gây ra nên không có thuốc điều trị đặc hiệu. Do đó, an toàn sinh học trong trang trại phải được thực hiện và duy trì nghiêm ngặt. Lau dọn và giữ chuồng trại thoe tiêu chí KHÔ, SẠCH, ẤM, sử dụng các chất khử trùng phenol, clo, peroxit, andehit hoặc iodofor do virus dễ dàng bị loại bỏ bởi các chất trên.

Nếu virus xâm nhập vào trại lần đầu tiên, điều quan trọng là phải đảm bảo tất cả các heo trưởng thành bị nhiễm bệnh ngay từ đầu, để chúng có thể phát triển khả năng miễn dịch. Có thể gây nhiễm bằng cách cho nái phơi nhiễm qua đường miệng với phân tiêu chảy hoặc lấy chất vấy nhiễm trộn với nước trong một cái xô và sử dụng nó như một nguồn lây nhiễm.

Heo choai thường tự phục hồi mà không cần điều trị, trừ khi có các bệnh tái phát như bệnh hồng lỵ. Hệ thống cùng vào cùng ra có sử dụng chất sát trùng thường phá vỡ chu kỳ của dịch bệnh.

Hiện tại đã có vaccine phòng PED (Vaccine PED-Hanvet). Có thể sử dụng vaccine PED để tăng hiệu quả sinh miễn dịch phòng ngừa bệnh PED.

Hình 4: Vaccine phòng ngừa PEDV của Hanvet

4. Tổng kết

Như vậy, bệnh tiêu chảy cấp ở lợn (PED) đang là một trong những căn bệnh nguy cơ gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế ngành chăn nuôi. Cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa như tiêm vaccine, giữ vệ sinh chuồng trại, cũng như phương pháp kiểm soát phù hợp khi có dịch để ngăn chặn sự lây lan rộng của bệnh, giảm bớt thiệt hại. Bên cạnh đó các yếu tố phát triển của các kỹ thuật chẩn đoán sớm và công nghệ hiện đại góp phần rất lớn trong kiểm soát và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

5. Tài liệu tham khảo

https://nhachannuoi.vn/benh-tieu-chay-cap-o-lon-ped-porcine-epidemic-diarrhoea/
https://www.woah.org/fileadmin/Home/eng/Our_scientific_expertise/docs/pdf/A_factsheet_PEDV.pdf

ABT BIOLOGICAL SOLUTIONS COMPANY LIMITED

ABT is a biotechnology company specializing in providing comprehensive solutions in the field of molecular biology diagnostics. We have become one of the important bridges to bring biological research achievements closer to practice, especially in preventing the Covid-19 pandemic.

Contact us

Workshop 5.02 – 6.07, Lot L2, Long Hau - Hiep Phuoc Street, Long Hau Industrial Park, Long Hau Ward, Can Giuoc Ward, Long An Province.

No. 9, Street 17B, Binh Tri Dong B Ward, Binh Tan District, Ho Chi Minh City

0903 307 258
028 2216 0885

sales@abtvn.com

Scroll to Top