IHHNV – virus gây bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô

Table of Contents

Tổng quan về IHHNV

Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô (Infection with infectious hypodermal and haematopoietic necrosis virusIHHNV) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do tác nhân Virus IHHNV gây ra. Đây là một virus thuộc họ Parvoviridae, có cấu trúc di truyền là phân tử DNA mạch đơn (ssDNA). Kích thước bộ gen khoảng 3,9 kb (GenBank AF218266). 

IHHNV gây bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô
Hình 1: IHHNV gây bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô

IHHNV có ít nhất 4 type bao gồm: 

  • Type 1 (có nguồn gốc từ Châu Mỹ và Đông Á, chủ yếu là Philippin).
  • Type 2 (từ Đông Nam Á); 
  • Type 3A (từ Đông Phi, Ấn Độ và Úc) 
  • Type 3B (từ vùng Tây Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương như: Madagascar, Mauritius và Tanzania).

Virus thuộc type 1 và 2 thường gây bệnh trên tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) và tôm sú (P. monodon). Trong khi đó, type 3A và 3B không gây bệnh trên những loài tôm này nhưng một số trình tự gen di truyền của chúng lại chèn vào đoạn gen di truyền của vật chủ (P. monodon). Vì vậy, trong quá trình chẩn đoán phát hiện tác nhân gây bệnh cần phân biệt IHHNV gây bệnh (type 1, 2) và không gây bệnh (type 3A, 3B).

Dịch tễ học – IHHNV

IHHNV đã được báo cáo ở tôm he nuôi từ các đảo thuộc Thái Bình Dương bao gồm: đảo Hawaii, Polynesia thuộc Pháp, Guam và New Caledonia, khu vực Đông Á, Đông Nam Á, vùng Trung Đông. 

Hầu hết các loài tôm thuộc họ tôm he đều có thể cảm nhiễm với Virus gây bệnh như tôm sú (P. monodon), tôm thẻ chân trắng (P. vannamei) và tôm xanh (P. stylirostris). Virus gây bệnh nghiêm trọng trên tôm P. stylirostris (tỷ lệ chết có thể trên 90%), đặc biệt ở giai đoạn tôm trưởng thành. Ở tôm P. monodon và P. vannamei bệnh gây tỷ lệ dị hình và chết thấp hơn nhưng vẫn làm ảnh hưởng tới sinh trưởng, phát triển của tôm.

Với phương thức lây nhiễm theo chiều ngang và chiều dọc, virus khi xâm nhập vào cơ thể tôm, cơ quan đích mà Virus nhắm đến bao gồm: mang, biểu mô dưới vỏ, các mô liên kết, mô tạo máu, cơ quan lymphoid, tuyến antennal và dây thần kinh dưới bụng.

Triệu chứng gây bệnh của IHHNV

Khi tôm bị nhiễm IHHNV, vùng cơ sẽ bị tổn thương nghiêm trọng và hoại tử rộng (chủ yếu ở vùng cơ bụng và cơ đuôi có màu trắng đục). 

IHHNV khi xâm nhập còn là nguyên nhân gây biến dạng lớp vỏ kitin của chủy, râu, vùng đốt ngực và vùng bụng ở tôm thẻ chân trắng (P. vannamei) và được gọi là hội chứng biến dạng (Runt-deformity Syndrome, RDS), làm tôm chậm lớn, có kích thước nhỏ. 

Sự lây nhiễm virus trên tôm sú (P. monodon) trước đây không được quan tâm, mặc dù vậy, một số nghiên cứu cũng chỉ ra IHHNV hiện diện trên loài tôm này và cũng gây ra hội chứng RDS làm tôm chậm lớn, kích thước nhỏ và biến dạng lớp kitin.

Các triệu chứng của IHHNV
Hình 2: Các triệu chứng bên ngoài của virus gây bệnh hoại tử cơ tạo máu và hạ bì truyền nhiễm (IHHNV) trên tôm. (A, B) tôm thẻ chân trắng Penaeus vannamei có mái cong (bên trái), một dấu hiệu cổ điển của ‘hội chứng dị dạng runt’ (RDS); (C) một con P. vannamei vị thành niên mắc bệnh RDS. Trong mẫu vật này, phần trống bị uốn cong về bên phải và các lá cờ ăng ten bị nhăn, giòn và phần lớn bị gãy; (D) P. vannamei con với RDS từ quần thể ương sau khoảng 60 ngày sau khi thả giống. (Source)

Phòng ngừa IHHNV

Bệnh IHHN do virus gây ra nên việc điều trị khi bệnh xảy ra là rất khó và hiện nay chưa có thuốc đặc trị. Chính vì vậy, các giải pháp ưu tiên hàng đầu quan trọng nhất để ngăn ngừa được bệnh chọn nguồn giống tốt, cải tạo ao nuôi đúng quy trình kỹ thuật và áp dụng các biện pháp nuôi tôm an toàn sinh học.

Người nuôi tôm không nên chọn mua giống không có giấy chứng nhận, cần phải mua tôm từ trại giống có uy tín đã được cơ quan chức năng chứng nhận đạt điều kiện vệ sinh thú y, đảm bảo điều kiện cơ sở sản xuất giống thủy sản. Trong quá trình nuôi, cần theo dõi chặt chẽ diễn biến môi trường ao nuôi, thực hiện các biện pháp quản lý môi trường nhằm đảm bảo các yếu tố thủy lý hóa nằm ở mức tối ưu cho sự phát triển của tôm. Ngoài ra sau khi kết thúc mùa vụ cần phải cải tạo đầm ao đúng cách nhằm tiêu diệt các mầm bệnh.

Ngoài ra cần chú ý các triệu chứng của tôm và triển khai tầm soát IHHNV nhằm phát hiện sớm sự hiện diện của bệnh. ABT cung cấp bộ giải pháp chẩn đoán IHHNV bằng sinh học phân tử, bao gồm Kit Tách ChiếtKit IHHNV Real-time PCR. Bộ giải pháp giúp phát hiện được virus gây bệnh ngay cả khi chúng chưa có khả năng gây ra triệu chứng bệnh.

Tham khảo thêm các bệnh thủy sản khác của ABT: Tại đây

Bài viết liên quan

H. Pylori

CÁC XÉT NGHIỆM VỚI HELICOBACTER PYLORI

Hiện nay, rất nhiều phương pháp được ứng dụng để xét nghiệm Helicobacter Pylori . Dựa vào nguyên lí xét nghiệm, các phương pháp được chia thành hai dạng chính với mục đích và chỉ định khác nhau: Xét nghiệm xâm lấn và xét nghiệm không xâm lấn. Bài viết này sẽ cung cấp kiến thức tổng quan về H. Pylori và các kiến thức quan trọng trước khi lựa chọn phương pháp xét nghiệm phù hợp.

Read More »

Viêm gan B – Tổng quát và chẩn đoán

Vi rút viêm gan B có 3 loại kháng nguyên chính: HBsAg, HBeAg và HBcAg tương ứng với 3 loại kháng thể, lần lượt là: Anti-HBs, Anti-HBe và Anti-HBc. Xét nghiệm phát hiện các kháng nguyên, kháng thể này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định bệnh, thể bệnh cũng như diễn biến bệnh. Hiện tại HBV có 8 kiểu gen ( genotype) là A,B,C,D,E,F,G,H phân bố trên thế giới,  Việt Nam chủ yếu nhiễm kiểu B và C.

Read More »
gbs

GBS VÀ NGUYÊN NHÂN PHẢI SÀNG LỌC TRƯỚC SINH

“Mẹ tròn con vuông” là câu chúc với mong ước sức khỏe của người mẹ và bé được đảm bảo. Giai đoạn sinh con có nhiều yếu tố gây ảnh hưởng đến sức khỏe và thậm chí là tính mạng của mẹ và bé. Việc kiểm tra sức khỏe thai phụ trước sinh là điều rất cần thiết nhằm phát hiện và can thiệp kịp thời các tác nhân gây ảnh hưởng sức khỏe, tính. Liên cầu khuẩn Group B streptococcus (GBS) là một loại vi khuẩn vô hại cho những người mang, nhưng nếu không điều trị, nó có thể được truyền cho em bé trong khi sinh con và gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Read More »
định tuýp hpv

Định tuýp HPV bằng kỹ thuật xét nghiệm Reverse Dot Blot (RDB)

Ước tính mỗi người phụ nữ sẽ mắc phải ít nhất 1 loại HPV trong đời. Tuy nhiên, không phải loại HPV nào cũng gây bệnh và không phải loại HPV gây bệnh nào cũng có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung. Xét nghiệm tầm soát virus HPV, sàng lọc ung thư cổ tử cung giúp giảm tới 70% tỉ lệ mắc phải. Bằng phương pháp reverse dot blot, ABT mang đến một giải pháp sàng lọc định tuýp HPV hiệu quả hỗ trợ đắc lực cho việc xác định và điều trị, có thể phát hiện cùng lúc lên đến 35 tuýp HPV đặc hữu và phổ biến ở khu vực châu Á.

Read More »
nested pcr

Nested PCR – Kỹ thuật PCR nâng cao và 3 điều cần phải biết

PCR là một kỹ thuật được phát triển vào những năm 1970, mục tiêu chủ yếu là nhân bản DNA mục tiêu thành nhiều các bản sao. Trong vài thập kỷ qua, PCR truyền thống đã được cải tiến thành các loại kỹ thuật đa dạng, hiện nay có hơn 30 biến thể của kỹ thuật PCR (Rajalakshmi, 2017). Trong đó, nested PCR là một trong kỹ thuật biến thể có khả năng gia tăng tính đặc hiệu của phản ứng.

Read More »
RPA

RPA – nguyên lý và ứng dụng

Trong lĩnh vực sinh học phẩn tử, việc khuếch đại một đoạn vật chất di truyền lên gấp nhiều lần sẽ giúp dễ dàng phát hiện được sự tồn tại của các thực thể mang vật chất di truyền đó. Khuếch đại chia làm hai nguyên lý chính: khuếch đại luân nhiệt và khuếch đại

Read More »

Công ty TNHH giải pháp y sinh ABT

ABT là một trong những công ty công nghệ sinh học hàng đầu, chuyên cung cấp các giải pháp hỗ trợ trong lĩnh vực chẩn đoán sinh học phân tử. Đồng thời, chúng tôi cũng là một cầu nối đưa các thành tựu nghiên cứu sinh học áp dụng gần hơn vào thực tiễn, đặc biệt trong việc ngăn chặn đại dịch Covid-19

liên hệ với chúng tôi

Xưởng 5.02 - 6.07 , Lô L2, Đường Long Hậu - Hiệp Phước, KCN Long Hậu, X. Long Hậu, H. Cần Giuộc, Tỉnh Long An.

Số 9, Đường 17B, Phường Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM

0903 307 258
028 2216 0885

sales@abtvn.com

Scroll to Top