Hướng dẫn sử dụng tủ an toàn sinh học cấp II ABT

Nội dung chính

Hiện nay, khoa học công nghệ ngày càng phát triển, song song đó việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực y sinh ngày càng nhiều nhằm chẩn đoán bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống con người. Vì thế, an toàn sinh học cũng trở thành yếu tố quan trọng trong quá trình nghiên cứu nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường khỏi các tác nhân sinh học.

Để đảm bảo sự an toàn cho các nghiên cứu viên, môi trường xung quanh khỏi các mầm bệnh cũng như mẫu, sản phẩm, tủ an toàn sinh học được xem là một biện pháp an toàn sinh học và là thiết bị không thể thiếu trong các phòng thí nghiệm.

Cũng vì lẽ đó, Công ty TNHH Giải Pháp Y Sinh ABT đã nghiên cứu và sản xuất Tủ An Toàn Sinh Học Cấp II (BCS-W1000) dựa trên tiêu chuẩn các sản phẩm tại các hãng trong và ngoài nước. Tủ An Toàn Sinh học ABT được sản xuất trong nước với mức giá phải chăng, luôn đảm bảo được tiêu chuẩn và yêu cầu của người dùng. Cụ thể, tủ đạt tiêu chuẩn EN 12469-2020 và tiêu chuẩn chất lượng khí trong buồng ISO14644.1, đảm bảo nghiêm ngặt về cấp độ ISO 5, sạch và an toàn cho người sử dụng.

Thông số kỹ thuật

Hình 1. Tủ An toàn Sinh học cấp II do ABT sản xuất
Hình 1. Tủ An toàn Sinh học cấp II do ABT sản xuất

Các thông số tủ An toàn Sinh học cấp II:

  • Điện áp: 220V/50hz
  • Tốc độ khí trung bình: ≥0.4m/s
  • Tốc độ khí xuống: 0.25-0.5m/s
  • Cường độ UV: ≥0.4µw/cm²
  • Cường độ sáng: >430 Lux
  • Vật liệu: INOX 304
  • Điều khiển: Màn hình có nút nhấn
  • Cửa trượt bằng kính cường lực dày 5mm
  • Lọc HEPA: 99,99% đối với các hạt có kích thướt 0.3 micro
  • Kích thước model: BSC-W1000
    • Kích thước ngoài LxWxH:1000x740x1200
    • Kích thước buồng thao tác:935x590x540
  • Kích thước model: BSC-W1200
    • Kích thước ngoài LxWxH:1200x800x1314
    • Kích thước buồng thao tác:1133x646x538

Ưu điểm

  • Có hệ thống màng lọc HEPA lọc được 99,99% các hạt có kích thước 0,3 micro
  • 70% khí cấp khí xuống khu vực làm việc, 30% ra ngoài môi trường
  • Bộ điều khiển bằng nút nhấn và màng hình
  • Vật liệu inox cao cấp, chống chịu hóa chất và dễ dàng vệ sinh
  • Cửa kính cường lực có trợ lực
  • Có độ thẩm mĩ cao
  • Có cảm biến hành trình làm việc đảm bảo an toàn cho người sử dụng
  • Thiết kế modun giúp lắp đặt dễ dàng

Hướng dẫn sử dụng bảng điều khiển

Giao diện khi mở thiết bị

Bước 1: Chọn Setting để vào thư mục cài đặt
Bước 2: Chọn Status để xem trạng thái hoạt động của tủ
Bước 3: Nhấn phím ALM để tắt trực tiếp UV

Hình 2.1. Màn hình giao diện khi mở thiết bị
Hình 2.1. Màn hình giao diện khi mở thiết bị

Cài đặt thiết bị

Hình 2.2. Màn hình nút nhấn trên tủ An toàn Sinh học cấp II
Hình 2.2. Màn hình nút nhấn trên tủ An toàn Sinh học cấp II

Chế độ đèn (LIGHT)

Hình 2.2.1. Màn hình nút nhấn chế độ đèn (LIGHT)
Hình 2.2.1. Màn hình nút nhấn chế độ đèn (LIGHT)

Chế độ quạt (FAN)

Hình 2.2.2. Màn hình nút nhấn chế độ quạt (FAN)
Hình 2.2.2. Màn hình nút nhấn chế độ quạt (FAN)

LƯU Ý: Không nên tự ý chỉnh tốc độ quạt làm ảnh hưởng đến tốc độ gió khi vận hành.

Chế độ UV ( COUNT DOWN UV)

Hình 2.2.3. Màn hình nút nhấn chế độ UV (COUNT DOWN UV)
Hình 2.2.3. Màn hình nút nhấn chế độ UV (COUNT DOWN UV)

Chế độ UV THEO THỜI GIAN THỰC (ON TIMER UV)

TIME ON: Thời gian bật H: Giờ
TIME OFF: Thời gian tắt M: Phút

Hình 2.2.4. Màn hình nút nhấn chế độ UV theo thời gian thực (ON TIMER UV)
Hình 2.2.4. Màn hình nút nhấn chế độ UV theo thời gian thực (ON TIMER UV)

Các bước vận hành tủ An toàn Sinh học

Bước 1: Kiểm tra tủ an toàn trước khi sử dụng

  • Tắt đèn UV khi đang sử dụng, mở cửa ở vị trí vận hành
  • Bật đèn huỳnh quang và quạt hút
  • Kiểm tra các lỗ hút ở mặt bàn làm việc và vị trí mặt sau của tủ đảm bảo không có vật ngăn cản để khí được lưu thông

Bước 2: Khử khuẩn trước khi sử dụng

  • Lau sạch bề mặt tủ bằng cồn 70o, sau đó để khô.
  • Bật đèn UV 10 phút trước khi sử dụng.

Bước 3: Đưa vật tư vào tủ

  • Chỉ đưa những vật tư cần thiết vào tủ.
  • Không nên để các thiết bị lớn gần nhau.
  • Giữ cho phía trước và phía sau mặt thao tác được thông thoáng.

Bước 4: Làm ấm tủ và bảo hộ cá nhân

  • Mở đèn và quạt.
  • Mở cửa ở độ cao 20cm so với mặt làm việc.
  • Chạy thiết bị trước khi thao tác ít nhất 5 phút.
  • Rửa sạch tay trước khi vận hành.
  • Mặc áo blouse tay dài và sử dụng găng tay cao su, găng tay phải che tay áo tới khuỷu tay.
  • Mang kính bảo hộ và khẩu trang.

Bước 5: Quá trình thao tác bên trong tủ

  • Giữ khoảng cách giữa mẫu và cửa kính ít nhất 10cm.
  • Giữ vật sạch cách ly với vật tư nhiễm khuẩn, tránh trường hợp mẫu nhiễm vào vùng sạch.
  • Đặt các vật tư bị nhiễm ở sát bên trong tủ.
  • Tránh di chuyển nhanh các thiết bị, cánh tay nhanh quá mức hay ra ngoài cửa tủ.
  • Tránh sử dụng các kỹ thuật hoặc thao tác làm gián đoạn dòng khí, hạn chế việc di chuyển hoặc mở cửa đi lại trong phòng thí nghiệm khi đang sử dụng tủ an toàn sinh học.
  • Sử dụng những kỹ thuật thuật tiệt trùng được chấp nhận.
  • Trong trường hợp bị đổ, phải vô trùng bề mặt vật tư trước khi đưa ra khỏi tủ. Vô trùng lại tủ trước khi thao tác tiếp theo.

Bước 6: Làm sạch không khí bên trong tủ

Khi công việc đã hoàn thành vẫn để cho tủ hoạt động từ 3 đến 5 phút để làm sạch các tạp chất trong không khí sau đó mới lấy vật tư ra khỏi tủ.

Bước 7: Lấy vật tư thiết bị ra khỏi tủ

  • Những vật tư lây nhiễm, rác thải phải được đặt vào khay xử lý hoặc túi hấp tiệt trùng đặt bên trong tủ trước khi lấy ra.
  • Vô trùng những vật tư tái sử dụng trước khi đưa ra khỏi tủ.
  • Tất cả các đĩa hoặc thùng chứa mở phải được che phủ kín trước khi đưa ra ngoài tủ.

Bước 8: Vô trùng sau khi thao tác

Lau bằng cồn 70o

Bước 9: Tắt tủ

  • Sau khi thao tác xong, vẫn để tủ hoạt động từ 3 đến 5 phút nhằm loại bỏ những hạt bụi sinh học khỏi khu vực làm việc.
  • Tắt đèn chiếu sáng và quạt.
  • Tắt công tắt nguồn.
  • Đóng cửa tủ.

CHÚ Ý:

  • Đèn UV được sử dụng khi cửa kính đóng hoàn toàn và các chức năng khác của tủ dừng hoạt động.
  • Vui lòng tiệt trùng tủ trong 10 phút khi cửa kính đã được đóng hoàn toàn trước và sau mỗi lần sử dụng.
  • Để an toàn cho người vận hành cần ra khỏi phòng trong quá trình tiệt trùng bằng UV.
  • Nên thay đèn UV sau 600 đến 800 giờ sử dụng.

Vệ sinh tủ An toàn Sinh học

  • Vui lòng loại bỏ tất cả các vật dụng bên trong tủ. Chất liệu cần thiết: Một miếng vải bông hoặc khăn tắm, dung dịch xà bông tập trung, nước nóng, nước sạch, cồn y tế hoặc chất khử trùng v.v..
  • Làm sạch bề mặt làm việc: Lau sạch toàn bộ bề mặt bằng một miếng vải bông mềm đã được ngâm bằng xà bông lỏng tập trung. Sau đó, lau bọt bằng một miếng vải cotton hoặc khăn tắm đã được ngâm bằng nước ấm nóng hoặc ấm. Cuối cùng, lau sạch toàn bộ bề mặt bằng vải bông hoặc khăn khô. Đối với bề mặt làm việc và bồn rửa bẩn hoặc bẩn, hãy sử dụng cồn y tế hoặc chất tẩy uế khác để lau.

CHÚ Ý: Không nên dùng chất tẩy rửa có tính ăn mòn cao vì có thể ăn mòn Inox

Vệ sinh hằng ngày

  • Làm sạch bề mặt bên ngoài và cửa phía trước: Sử dụng một miếng vải bông mềm hoặc khăn tắm với chất tẩy rửa không ăn mòn để lau bề mặt.

Vệ sinh hằng tháng

  • Làm sạch bề mặt bên ngoài và cửa phía trước.
  • Sử dụng khăn tắm với cồn 70o trong y tế hoặc pha loãng 1:100 chất tẩy để lau bàn làm việc, mặt trong của cửa sổ phía trước và mặt trong của khu vực làm việc (không bao gồm lưới gió trên cùng). Sử dụng khăn khác với nước vô trùng để lau những khu vực này để xóa vẫn còn clo.
  • Kiểm tra các chức năng khác nhau của thiết bị.
  • Lưu giữ lại kết quả bảo dưỡng.

Vệ sinh hằng năm

Thời gian bảo dưỡng: Khoảng thời gian được đề nghị để bảo trì toàn diện là một năm hoặc 1000 giờ làm việc.

Phương pháp bảo dưỡng:

  • Kiểm tra cửa phía trước, đảm bảo rằng cửa kín không bị hở.
  • Kiểm tra đèn UV và đèn LED.
  • Lưu giữ lại kết quả bảo dưỡng.

CHÚ Ý: Ngắt nguồn điện khi bảo trì.

Các lỗi thường gặp

STTLỗiNguyên nhân có thể có thể xảy raCách khắc phục
1Không có kết nối điệnMất nguồn kết nốiKiểm tra nguồn
Hỏng cầu chìThay cầu chì
Hỏng nút nguồnThay nút nguồn
Vấn đề khácLiên hệ nhà cung cấp
2Đèn/đèn UV bất thườngHỏng công tắcLiên hệ nhà cung cấp
Hỏng bóng đènThay bóng đèn
Vấn đề khácLiên hệ nhà cung cấp
3Quạt không hoạt độngHỏng công tắcLiên hệ nhà cung cấp
Hỏng quạt
Vấn đề khác
4Bộ đếm thời gian bất thườngHỏng công tắcLiên hệ nhà cung cấp
Hỏng timer
Vấn đề khác
Bảng 1. Các lỗi thường gặp khi sử dụng tủ An toàn Sinh học

Một số cảnh báo khi sử dụng tủ An toàn Sinh học

  • Đảm bảo điện thế cấp vào đúng và ổn định.
  • Mẫu đặt song song: các mẫu đặt song song để tránh lây nhiễm chéo giữa các mẫu và chặn tản nhiệt khí.
  • Để tránh nhiễu khí, người vận hành cần đưa tay nhẹ nhàng trong quá trình vận hành. Chuẩn bị tất cả các vận dụng cần thiết trước khi vận hành, tránh trường hợp di chuyển tay ra vào thường xuyên làm nhiễu không khí bên trong tủ.
  • Các lỗ phía trước mặt bàn làm việc dùng để hút khí, tránh để các vật dụng lên đó làm ảnh hưởng đến dòng khí.
  • Tránh sử dụng các thiết bị rung trong tủ, thiết bị rung làm giảm độ sạch của tủ và ảnh hưởng đến an toàn của tủ.

Là thiết bị được sản xuất trong nước, tủ An toàn Sinh học Cấp II (BCS-W1000) do ABT chế tạo vẫn luôn đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng và giao diện thân thiện với người sử dụng. Tủ được sản xuất bằng chất liệu inox cao cấp, chống chịu hóa chất và dễ dàng vệ sinh, thiết kế modun dễ dàng vận chuyển và lắp đặt. Tủ An toàn Sinh học cấp II có thiết kế đơn giản nhưng hiện đại và giao diện luôn được cải tiến, cài đặt đơn giản, dễ dàng sử dụng, đa dạng kích thước giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn.

Tài liệu tham khảo

Cổng thông tin bộ Y tế, Tiêu chuẩn cơ sở. https://dmec.moh.gov.vn/documents/10182/15866106/upload_00025681_1594278003822.pdf?version=1.0&fileId=15874027

Công ty TNHH giải pháp y sinh ABT

ABT là một trong những công ty công nghệ sinh học hàng đầu, chuyên cung cấp các giải pháp hỗ trợ trong lĩnh vực chẩn đoán sinh học phân tử. Đồng thời, chúng tôi cũng là một cầu nối đưa các thành tựu nghiên cứu sinh học áp dụng gần hơn vào thực tiễn, đặc biệt trong việc ngăn chặn đại dịch Covid-19

liên hệ với chúng tôi

Xưởng 5.02 - 6.07 , Lô L2, Đường Long Hậu - Hiệp Phước, KCN Long Hậu, X. Long Hậu, H. Cần Giuộc, Tỉnh Long An.

Số 9, Đường 17B, Phường Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM

0903 307 258
028 2216 0885

sales@abtvn.com

Scroll to Top