Ung thư cổ tử cung là gì?
Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là khối u ác tính từ biểu mô lát (biểu mô vảy) hoặc biểu mô tuyến cổ tử cung. UTCTC chỉ xếp thứ 2 sau ung thư vú về độ phổ biến. UTCTC hình thành bởi nhiều tác nhân xấu, vius HPV (Human Papilloma virus) là một kẻ sát nhân tiêu biểu gây nên căn bệnh quái ác này với tỉ lệ hơn 70%.
Góc nhìn toàn cảnh về virus HPV
Human Papilomavirus (HPV) là một virus thuộc họ Papovaviridae, chúng gây ra các u nhú ở da và niêm mạc của người. HPV là nguyên hàng đầu gây nên nhiều bệnh lây truyền qua đường tình dục (Sexually transmitted infection) và một trong số đó là UTCTC.
HPV có cấu trúc bao gồm nhân bên trong là ADN hai sợi vòng, capsid đối xứng nhau hình khối, gồm có 72 capsomer, virus này không có bao ngoài, và có đường kính là 50-55 nm.
Hiện nay đã phát hiện khoảng hơn 200 type, tuy nhiên không phải loại HPV nào cũng gây bệnh. Chỉ 30 type trong tổng số có khả năng gây nguy hiểm và thường lây nhiễm qua đường tình dục.
30 type gây nguy hiểm chia thành 2 nhóm chính:
Nguy cơ thấp: Thường gặp nhất là các type 6, 11- gây sùi mào gà sinh dục.
Nguy cơ cao: Có 14 type, các type thường gặp nhất là 16, 18, 31, 33 và 45- Gây ra các tổn thương hoặc ung thư cổ tư cung, âm đạo, hậu môn, dương vật, thanh quản,…Trong đó, 70% các trường hợp gây ra là do HPV 16 và HPV 18.
Ở phụ nữ, có khoảng 80% nguy cơ mắc ít nhất một loại HPV, với tỷ lệ nhiễm cao nhất xảy ra trong độ tuổi 20-30 tuổi. Vậy nên, việc tầm soát và sàn lọc HPV rất cần thiết để ngăn ngừa và điều trị bệnh đúng cách và kịp thời. Hiện nay có nhiều phương pháp xét nghiệm và sàng lọc HPV. Phương pháp nhanh chóng, hiệu quả và chính xác nhất là Real-time PCR.
Con đường lây nhiễm của HPV:
– Lây truyền qua da. Virus có thể được lây truyền trực tiếp hay gián tiếp qua da của người bệnh bị tổn thương, xây xát, trầy xước. Lây truyền gián tiếp từ người này sang người khác thông qua các đồ dùng, dụng cụ sinh hoạt hàng ngày.
– Lây truyền qua con đường tình dục. Có thể qua quan hệ tình dục khác giới hay quan hệ tình dục đồng giới.
– Con đường lây truyền khác của bệnh là lây truyền từ mẹ sang con. Trẻ em có thể bị u nhú ở thanh quản do bị lây nhiễm HPV từ mẹ trong khi sinh đẻ, nhưng trường hợp này rất hiếm.

Điều gì xảy ra khi nhiễm HPV gây ung thử cổ tử cung
Bệnh nhân khi nhiễm HPV ung thử cổ tử cung phải chịu nhiều hậu quả nặng nề như suy giảm sức khỏe, nguy cơ vô sinh, suy kiệt về tài chính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và hạnh phúc gia đình. Thậm chí có nguy cơ tử vong nếu không điều trị sớm.
Ở nam giới khi nhiễm HPV sẽ gây ra các mụn cóc sinh dục, sùi mào gà, nặng hơn sẽ hình thành ung thư.
Thoe những thống kê gần đây, UTCTC đang có xu hướng trẻ hóa, lứa tuổi mắc bệnh đã xuất hiện phổ biến hơn ở độ tuổi 25, 26 tuổi, thậm chí bệnh còn xuất hiện ở những bé gái 14 tuổi.
Ung thư cổ tử cung có sinh con được không?
Khi mắc ung thư cổ tử cung ở giai đoạn đầu sẽ không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, tuy nhiên vẫn tồn tại nguy cơ sẩy thai cao vì cổ tử cung bị ảnh hưởng bởi các tế bào ung thư, đa số các trường hợp bác sĩ phải cắt bỏ một phần các tế bào ung thư và thực hiện các biện pháp điều trị trước khi mang thai, và thường sinh mổ để đảm bảo an toàn. Ở trường hợp đã mắc ung thư cổ tử cung các giai đoạn sau, khả năng sinh con rất thấp, vì đa phần sẽ phải thực hiện các phẩu thuật cắt bỏ 1 phần hoặc cắt bỏ toàn bộ cổ tử cung.
Nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung của phụ nữ có độ tuổi trên 35 khá cao. Vì vậy, nên sinh con sớm và thực hiện các phương pháp khám sàng lọc định kỳ để tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Dấu hiệu nhận biết
Thật tế, bệnh ở giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu nhận biết, vì HPV thường tồn tại âm thầm trong cơ thể người bệnh tận 2 năm trước khi có triệu chứng.
Khi mắc HPV, bệnh nhân thường có các biểu hiện lâm sàng như: Xuất huyết âm đạo sau khi giao hợp, huyết trắng có mùi hôi, chảy máu bất thường giữa các kỳ kinh nguyệt hoặc sau mãn kinh.
Khám sàng lọc
Các biện pháp khám sàng lọc phổ biến nhất hiện nay là:
- Xét nghiệm tế bào học (Pap smear)
- Quan sát tế bào ung thư cổ tử cung bằng phương pháp nhuộm
- Xét nghiệm HPV-DNA ( nhóm nguy cơ cao hoặc định type)
Xét nghiệm sàng lọc để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung nên chọn phương pháp Real-time PCR, vì phương pháp này có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, đồng thời định type mắc phải để đưa ra hướng điều trị sớm, giảm thiểu được rủi ro.

Cách phòng tránh phổ biến hiện nay
Tiêm Vaccine, sử dụng các biện pháp quan hệ tình dục an toàn và kiểm tra định kỳ. Ngoài ra, cần tránh các thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu bia, ăn uống không lành mạnh.
Hiện nay, bệnh ung thư cổ tử cung chưa có thuốc đặc trị cũng như chưa có loại vaccine nào có thể phòng được tất cả các loại HPV, nhưng nó có hiệu quả gần như 100% trong việc ngăn ngừa bệnh do các chủng HPV nguy cơ cao, bao gồm HPV 16 và 18.
Đối tượng tiêm vaccine ung thư cổ tử cung:
Theo khuyến nghị của Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa kỳ và Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC), tốt nhất nên tiêm vaccine cho cả bé trai và bé gái có độ tuổi từ 11-12, trước khi bắt đầu các hoạt động quan hệ tình dục và trước khi tiếp xúc với virus. Nên tiêm vaccine cho nam giới đến 21 tuổi, nữ giới đến 26 tuổi nếu họ chưa được tiêm vaccine đầy đủ khi còn nhỏ.
Cũng cần tiêm vaccine cho người đồng tính nam và lưỡng tính (hoặc bất cứ nam giới nào có quan hệ tình dục với người cùng giới) cho đến 26 tuổi. Ngoài ra, tiêm vaccine cho nam giới và nữ giới bị suy giảm miễn dịch (bao gồm cả người bị HIV/AIDS) cho đến 26 tuổi cũng là rất cần thiết nếu họ chưa được tiêm vaccine đầy đủ khi còn nhỏ.
Các loại vaccine HPV không phải là một phương pháp chữa bệnh ung thư cổ tử cung. Nhưng đã được chứng minh là có khả năng bảo vệ con người khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục trong vòng ít nhất 5 năm.
Tại sao phải tiêm trước 26 tuổi?
Vì trước 26 tuổi khả năng nhiễm HPV thấp, sức đề kháng tốt tạo ra nhiều kháng thể hơn. Sau 26 tuổi cách tốt nhất để kiểm soát ung thư là kiểm tra định kỳ.
Tuy nhiên, không phải sau 26 tuổi là bạn sẽ không được tiêm vaccine. Vì phòng bệnh hơn chữa bệnh, nên yêu thương và bảo vệ chính bản thân mình trước khi “YÊU” ai khác các bạn nhé.
Cảm ơn vì đã theo dõi!