70 đến 80% các bệnh tình dục có cùng dấu hiệu mặc dù đến từ các tác nhân gây bệnh khác nhau, thậm chí, nhiều STD không có triệu chứng cụ thể và dấu hiệu nhận biết gây khó khăn trong phát hiện. Nếu phát hiện bệnh không kịp thời sẽ dẫn đến việc điều trị gặp khó khăn và rủi ro lây nhiễm cao. Do đó, tầm soát bệnh là vô cùng quan trọng giúp sớm phát hiện và đưa ra phương án điều trị thích hợp để kiểm soát sự lây lan của bệnh.
1. Bệnh tình dục là gì
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) là một trong những nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất trên toàn thế giới (WHO) và đã được xếp hạng trong số mười bệnh hàng đầu ở các nước đang phát triển mà người lớn tìm đến các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
STD là một vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng, không chỉ vì các biến chứng và di chứng nặng nề của chúng cho sức khỏe, đặc biệt là chúng làm tăng nguy cơ lây truyền vi rút suy giảm miễn dịch ở người (HIV) gấp 5-10 lần so với người không bị nhiễm bệnh, các bệnh lây truyền qua đường tình dục còn gây nhiều tốn kém về kinh tế cho người bệnh.
Các bệnh lây qua đường tình dục có thể mắc phải do sự thiếu hiểu biết về sự lây truyền của STD, vệ sinh cơ thể không đúng các dẫn đến viêm nhiễm hoặc bỏ qua các biện pháp phòng ngừa cần thiết khi quan hệ tình dục.
2. 12 tác nhân gây bệnh tình dục phổ biến
12 tác nhân gây bệnh tình dục (STDs) được ABT chia thành 4 nhóm chính vì các lí do:
- Các vi khuẩn, vi-rút cùng một nhóm thường có họ hàng cùng chi với nhau. Vì thế, có thể tối ưu thiết kế các cặp mồi sử dụng trong xét nghiệm Real-time PCR giúp thuận lợi cho việc thiết kế Primer/probe, hạn chế tương tác giữa các cặp mồi.
- Hiện nay, các thiết bị Real-time PCR có khả năng phát hiện dao động tối 2-6 kênh màu. Việc chia 12 tác nhân thành 4 nhóm (mỗi nhóm gồm 3 tác nhân và 1 đối chứng nội) là hợp lí (số lượng nhóm ít nhưng quá nhiều tác nhân hoặc số lượng nhóm nhiều và lượng tác nhân mỗi nhóm ít)

Nhóm | Tên tác nhân | Loại bệnh gây ra | Con đường lây nhiễm | Triệu chứng | Phương pháp xét nghiệm |
A | Mycoplasma hominis | Viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm màng tử cung, viêm ống dẫn trứng, viêm vùng chậu | Quan hệ tình dục | Đau khi tiểu, tiết dịch bất thường, đau bụng dưới | PCR, nuôi cấy vi khuẩn |
Mycoplasma genitalium | Viêm niệu đạo không do lậu, viêm cổ tử cung, viêm vùng chậu | Quan hệ tình dục | Đau khi tiểu, tiết dịch bất thường, đau bụng dưới | PCR, xét nghiệm NAAT | |
Trichomonas vaginalis | Trichomoniasis | Quan hệ tình dục | Tiết dịch âm đạo màu vàng xanh, mùi hôi, ngứa, đau khi tiểu | Soi tươi, nuôi cấy, PCR | |
B | Ureaplasma parvum | Viêm niệu đạo, viêm âm đạo, viêm bàng quang, viêm vùng chậu | Quan hệ tình dục | Đau khi tiểu, tiết dịch bất thường | PCR, xét nghiệm NAAT |
Ureaplasma urealyticum | Viêm niệu đạo, viêm âm đạo, viêm bàng quang, viêm vùng chậu | Quan hệ tình dục | Đau khi tiểu, tiết dịch bất thường | PCR, xét nghiệm NAAT | |
Gardnerella vaginalis | Viêm âm đạo do vi khuẩn | Quan hệ tình dục, mất cân bằng vi khuẩn âm đạo | Tiết dịch âm đạo màu xám, mùi cá, ngứa | Soi tươi, nuôi cấy, Whiff test | |
C | Chlamydia trachomatis | Chlamydia, viêm niệu đạo, viêm cổ tử cung, viêm vùng chậu | Quan hệ tình dục | Đau khi tiểu, tiết dịch bất thường, đau bụng dưới | PCR, xét nghiệm NAAT |
Neisseria gonorrhoeae | Bệnh lậu (Gonorrhea) | Quan hệ tình dục, mẹ truyền sang con | Đau khi tiểu, tiết dịch mủ từ niệu đạo hoặc âm đạo, đau bụng dưới | Nuôi cấy vi khuẩn, PCR, xét nghiệm NAAT | |
Candida albicans | Nhiễm nấm Candida (Candidiasis) | Quan hệ tình dục, mất cân bằng vi khuẩn âm đạo | Ngứa, đỏ, tiết dịch âm đạo trắng như bột | Soi tươi, nuôi cấy nấm, xét nghiệm kháng nguyên | |
D | Human herpesvirus I (HSV-1) | Mụn rộp sinh dục (Genital herpes) | Quan hệ tình dục, tiếp xúc da với da | Mụn nước, vết loét đau, ngứa, sốt | PCR, xét nghiệm kháng thể, nuôi cấy virus |
Human herpesvirus II (HSV-2) | Mụn rộp sinh dục (Genital herpes) | Quan hệ tình dục, tiếp xúc da với da | Mụn nước, vết loét đau, ngứa, sốt | PCR, xét nghiệm kháng thể, nuôi cấy virus | |
Treponema pallidum | Bệnh giang mai (Syphilis) | Quan hệ tình dục, mẹ truyền sang con, tiếp xúc trực tiếp với vết loét | Vết loét không đau, phát ban, sốt, mệt mỏi | Xét nghiệm máu (VDRL, RPR), TPPA, FTA-ABS |
3. Các con đường lây truyền bệnh
Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) có thể lây lan qua nhiều con đường khác nhau, tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh. Dưới đây là các con đường lây lan chi tiết của STDs:
- Quan hệ tình dục không an toàn:
- Âm đạo: Tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết sinh dục như tinh dịch, dịch âm đạo hoặc máu từ người nhiễm bệnh trong quá trình quan hệ tình dục âm đạo.
- Hậu môn: Quan hệ tình dục qua đường hậu môn mà không sử dụng biện pháp bảo vệ, dịch tiết sinh dục tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc hậu môn.
- Miệng: Quan hệ tình dục qua đường miệng (oral sex) với người nhiễm bệnh, dịch tiết sinh dục tiếp xúc với miệng hoặc họng.
- Tiếp xúc da kề da:
- Một số bệnh như Herpes sinh dục và HPV có thể lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp da kề da với khu vực bị nhiễm, ngay cả khi không có triệu chứng rõ ràng hoặc không có vết loét hở.
- Truyền máu hoặc sử dụng chung kim tiêm:
- Các bệnh như HIV, viêm gan B và C có thể lây truyền qua việc truyền máu hoặc sử dụng chung kim tiêm, kim xăm mình không được tiệt trùng.
- Từ mẹ sang con:
- Trong quá trình mang thai, bệnh như giang mai có thể truyền từ mẹ sang thai nhi qua nhau thai.
- Trong khi sinh, các bệnh như chlamydia, lậu, và herpes sinh dục có thể lây truyền từ mẹ sang con khi đứa bé đi qua ống sinh.
- Trong thời gian cho con bú, HIV có thể lây truyền từ mẹ sang con qua sữa mẹ.
- Dùng chung vật dụng cá nhân:
- Một số bệnh như chlamydia và lậu có thể lây truyền qua việc dùng chung các vật dụng cá nhân như khăn tắm, bàn chảy đánh răng hoặc đồ lót, mặc dù con đường này ít phổ biến hơn.
4. Các phương pháp xét nghiệm STDs
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp được sử dụng để xét nghiệm và chẩn đoán các loại bệnh lây truyền qua đường tình dục. Dưới đây là bảng liệt kê các phương pháp có thể sử dụng để xét nghiệm. Chú thích mức độ tin cậy của xét nghiệm:
Phương pháp | Nguyên lý kỹ thuật | Loại mẫu đầu vào | Thời gian xét nghiệm | Các tác nhân có thể sử dụng phương pháp |
---|---|---|---|---|
Soi tươi | Quan sát trực tiếp mẫu bệnh phẩm dưới kính hiển vi | Dịch âm đạo, dịch niệu đạo | Vài phút đến 1 giờ | Trichomonas vaginalis, Candida albicans |
Nuôi cấy | Đặt mẫu bệnh phẩm trong môi trường nuôi cấy thích hợp | Dịch niệu đạo, dịch âm đạo, máu toàn phần | 2-7 ngày | Mycoplasma hominis, Gardnerella vaginalis, Neisseria gonorrhoeae, Candida albicans |
Whiff test | Thêm dung dịch KOH vào mẫu dịch âm đạo để kiểm tra mùi tanh đặc trưng | Dịch âm đạo | Vài phút | Gardnerella vaginalis |
Xét nghiệm kháng nguyên | Sử dụng kháng thể đặc hiệu để phát hiện kháng nguyên của tác nhân gây bệnh | Dịch niệu đạo, dịch âm đạo, nước tiểu | Vài phút đến vài giờ | Chlamydia trachomatis, Neisseria gonorrhoeae, Mycoplasma genitalium |
Xét nghiệm kháng thể | Sử dụng kháng nguyên để phát hiện kháng thể do hệ miễn dịch tạo ra | Máu toàn phần hoặc huyết thanh | 1-3 ngày | Treponema pallidum, Herpes simplex virus |
Xét nghiệm máu (VDRL, RPR) | Phát hiện kháng thể reagin trong máu phản ứng với cardiolipin | Máu toàn phần hoặc huyết thanh | Vài giờ đến 1 ngày | Treponema pallidum |
TPPA | Sử dụng hồng cầu được phủ kháng nguyên Treponema pallidum để phát hiện kháng thể | Máu toàn phần hoặc huyết thanh | 1-3 ngày | Treponema pallidum |
FTA-ABS | Sử dụng kháng nguyên Treponema pallidum kết hợp với chất huỳnh quang để phát hiện kháng thể | Máu toàn phần hoặc huyết thanh | 1-3 ngày | Treponema pallidum |
Real-time PCR | Khuếch đại và phát hiện DNA hoặc RNA của vi khuẩn, virus trong quá trình phản ứng PCR thời gian thực | Dịch niệu đạo, dịch âm đạo, nước tiểu, máu toàn phần, huyết thanh | Vài giờ đến 1 ngày | 12 tác nhân gây bệnh tình dục |

Một biến thể của PCR truyền thống, Real-time PCR (xem chi tiết về Real-time PCR) không chỉ khuếch đại DNA hoặc RNA mà còn theo dõi quá trình khuếch đại này trong thời gian thực bằng cách sử dụng các chất đánh dấu huỳnh quang. Điều này cho phép định lượng chính xác lượng DNA hoặc RNA của tác nhân gây bệnh trong mẫu bệnh phẩm. qPCR sử dụng các bước nhiệt để khuếch đại và theo dõi sự khuếch đại liên tục.
Real-time PCR được xem là một phương pháp hiệu quả với độ nhạy và độ đặc hiệu cao, giúp chẩn đoán chính xác tác nhân gây bệnh. Hơn thế nữa, thời gian xét nghiệm và trả kết qua nhanh chóng thường trong vài giờ đến 1 ngày. Ngoài ra, Real-time PCR còn có thể cùng lúc xét nghiệm được nhiều tác nhân gây bệnh trên cùng một mẫu bệnh phẩm mà kết quả vẫn đạt độ chính xác cao.
Công ty TNHH Giải pháp Y sinh ABT cung cấp giải pháp xét nghiệm 12 tác nhân STDs bằng phương pháp Real-time PCR đáng tin cậy, bao gồm:
- Bộ thu mẫu: Tham khảo
- Kit tách chiết DNA/RNA: vi khuẩn hoặc tế bào nuôi cấy, huyễn dịch (huyền phù), mẫu quét bề mặt, mẫu dịch phết (y tế), virus từ mẫu mô và các mẫu sinh thiết dễ nghiền.
- Tách chiết cột silica: TopPURE ® Genomic DNA Extraction Kit
- Tác chiết tự động: TopPURE ® Maga Genomic DNA/RNA Extraction Kit (sử dụng trên đa số các loại máy tách chiết có trên thị trường: Tanbead, KingFisher, Bioer, ABT, …)
- Kit Real-time PCR: TopSENSI ® STD-12 qPCR Kit là bộ kit xét nghiệm giúp Kiểm tra sự hiện diện của 12 tác nhân gây bệnh đường sinh dục trong mẫu dịch phết âm đạo/ sinh thiết cổ tử cung bằng kỹ thuật Real-time PCR dựa trên sự hiện diện của gene mục tiêu tương ứng với từng tác nhân.
5. Giảm nguy cơ STDs và phòng ngừa bệnh lây truyền qua đường tình dục như thế nào?
Nhận thức và biện pháp thực tế đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh lây truyền qua đường tình dục, bao gồm HIV và ngăn ngừa mang thai ngoài ý muốn. Các biện pháp này bao gồm:
- Giáo dục giới tính toàn diện từ khi ngồi trên ghế nhà trường
- Sử dụng biện pháp an toàn đúng cách (như bao cao su) khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng sẽ giúp tăng khả năng bảo vệ và giảm khả năng nhiễm trùng
- Khám sàng lọc và tiêm vắc-xin phòng ngừa các bệnh sùi mào gà, HPV, v.v.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] E. van Dyck, A. Meheus, and P. Piot, Laboratory diagnosis of sexually transmitted diseases. Geneva: World Health Organization, 1999.
[2] “CDC – STD Diseases & Related Conditions,” Dec. 08, 2021. https://www.cdc.gov/std/general/default.htm (accessed Nov. 10, 2022).
[3] J. R. Schwebke, C. A. Muzny, and W. E. Josey, “Role of Gardnerella vaginalis in the Pathogenesis of Bacterial Vaginosis: A Conceptual Model,” J. Infect. Dis., vol. 210, no. 3, pp. 338–343, Aug. 2014, doi: 10.1093/infdis/jiu089.
[4] M. L. Beeton, M. S. Payne, and L. Jones, “The Role of Ureaplasma spp. in the Development of Nongonococcal Urethritis and Infertility among Men,” Clin. Microbiol. Rev., vol. 32, no. 4, pp. e00137-18, Jul. 2019, doi: 10.1128/CMR.00137-18.